Các lỗi bếp từ thường gặp và cách xử lý nhanh chóng tại nhà, không cần gọi thợ
Bạn sẽ làm gì khi vào bếp chuẩn bị nấu những món ngon cho gia đình thì bất chợt chiếc bếp không hoạt động và màn hình hiển thị báo các lỗi bếp từ như: E0, E1, E2, E3…? Đừng lo lắng, hãy bình tình kiểm tra xem bếp từ của mình có mắc phải các lỗi sau đây không nhé!
1. Bếp không hoạt động, các phím hiển thị không sáng hoặc bếp tắt đột ngột
Lỗi này có thể do bếp chưa được kết nối nguồn điện hoặc dòng điện kết nối không ổn định.
Trước tiên bạn cần kiểm tra xem mình đã cắm dây nguồn và đã bật công tắc điện chưa?
Nếu đã cắm rồi mà bếp vẫn không sáng thì bạn cần kiểm tra xem nguồn điện cung cấp cho bếp có tương ứng với thông số kỹ thuật ghi trên bếp không?
Để khắc phục được bạn cần sử dụng ổn áp để ổn định điện năng.
2. Lỗi E0 của bếp từ
Khi bếp từ vẫn sáng nhưng báo lỗi E0 và có tiếng bíp bíp kéo dài thì nguyên nhân đa phần do bạn chưa đặt nồi chảo lên nấu hoặc công cụ nấu không tương thích với bếp từ.
Cách khắc phục lỗi này rất đơn giản, bạn chỉ cần thay một chiếc nồi chuyên dụng cho bếp từ ( có đáy nhiễm từ) và có đường kính tối thiểu phải bằng ½ vòng từ của bếp.
3. Lỗi E1 của bếp từ
Nếu bếp từ báo E1 rất có thể bếp của bạn đang bị quá nóng. Nguyên nhân dẫn đến bếp nóng có thể do bạn đun nấu ở mức công suất lớn trong một thời gian quá dài khiến cho quạt gió của bếp không kịp toả hết nhiệt để làm mát.
Lúc này, bạn không nên tiếp tục sử dụng mà nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc. Hãy lấy nồi ra khỏi bếp và dùng quạt điện bên ngoài làm bếp giảm bớt nhiệt độ. Bạn cần chờ ít nhất 30 phút rồi mới nên tiếp tục nấu nhé!
4. Lỗi E2 của bếp từ
Đa phần nguyên nhân của lỗi này là do điện áp không ổn định hoặc bạn do không có thức ăn trong xoong chảo. Bếp từ cảnh báo lỗi này đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng trong trường hợp quên không cho thức ăn mà chỉ đặt nồi không lên nấu.
Nếu bạn đã cho thức ăn vào nồi rồi mà mã E2 chưa biến mất thì cần tắt bếp và chờ sau 10 phút rồi bật bếp lại đun nấu.
5. Lỗi E3 của bếp từ
Lỗi E3 là một trong các lỗi bếp từ xuất hiện khi nguồn điện cung cấp cho bếp quá yếu hoặc không ổn định đủ cho bếp hoạt động. Thông thường nguồn điện cho bếp từ hoạt động tốt nên có hiệu điện thế cao từ khoảng 180V - 220V.
Giải pháp là bạn nên hạn chế dùng bếp trong giờ cao điểm hoặc hãy dùng ốn áp cho bếp từ nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra.
6. Lỗi E4 của bếp từ
Quá tải điện năng hoặc nhiệt độ của dụng cụ nấu trên bếp cao hơn định mức của bếp là những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tình trnagj bếp từ báo lỗi E4.
Đối với lỗi này, cách khắc phục bạn có thể dùng tương tự như cách khắc phục ở lỗi E1 là tắt bếp, để nguội nồi và bếp trong vòng ít nhất khoảng 30 phút rồi mới tiếp tục sử dụng.
7. Lỗi E5 của bếp từ
Bếp từ hiển thị E5 nhằm muốn báo tới người dùng rằng trở cảm biến của bếp bị quá nhiệt. Một số người dùng vì muốn đẩy nhanh quá trình sôi của bếp nên để nhiệt độ cao mà không để ý rằng khi nhiệt độ quá cao sẽ khiến cho trở cảm biến của bếp bị quá nhiệt. Khi đã nóng quá mức thì bếp cũng sẽ tự động ngừng hoạt động.
Trường hợp này nên tắt và để bếp nguội giống với cách xử lý ở E1 nhé.
Ngoài ra, để tránh xảy ra tình trạng này, người dùng cũng nên chú ý đến việc sử dụng bếp ở nhiệt độ vừa phải nếu không cần gấp để có thể để tránh quá tải nhiệt. và đảm bảo tuổi thọ của bếp.
8. Lỗi E6 của bếp từ
Nếu bếp xuất hiện tiếng bíp bíp gấp kèm theo màn hình hiển thị lỗi E6, rất có thể cảm biến nhiệt của bếp từ có vấn đề hoặc nhiệt độ đáy nồi quá cao.
Lúc này, bạn cần tắt bếp ngay, nhấc nồi ra khỏi mặt bếp để làm thông thoáng xung quanh bếp và chờ nguội rồi nấu tiếp. Còn nếu do cảm biến nhiệt thì cách tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên chuyên nghiệp gần nhất hoặc mang đến trung tâm bảo hành.
9. Lỗi EF của bếp từ
Nếu bề mặt bếp của bạn dính nước, lúc này bếp sẽ hiện báo mã lỗi EF. Bạn nên tắt bếp đi và dùng khăn mềm để lau sạch nước trên bếp, để khô sau đó khởi động lại và sử dụng như bình thường. Để tránh lỗi này, bạn nên vệ sinh bếp thường xuyên nhé!
10. Lỗi AD của bếp từ
Lỗi AD cũng là một trong các lỗi bếp từ mà người dùng hay gặp phải. Nguyên nhân có khả năng do nồi quá nóng hoặc có vật cản giữa đáy nồi. Ngoài ra, đáy nồi không bằng phẳng khiến phần đáy không tiếp xúc được nhiều với mặt bếp cũng là một nguyên nhân dẫn đến lỗi AD.
Hãy loại bỏ vật cản và lau sạch bề mặt nồi, bề mặt bếp. Nếu đáy nồi không bằng phẳng, hãy thay nồi mới phù hợp hơn nhé!
11. Trong khi nấu bếp từ phát ra tiếng “bíp”
Nếu không hiển thị gì nhưng bếp từ của bạn lại phát ra tiếng kêu “bíp bíp” thì không cần quá lo lắng bởi có thể bếp báo hết thời gian hẹn giờ hoặc bếp nhận thấy bảng điều khiển đang bị phủ lên bởi chất lỏng, vải, khăn hoặc vật dụng rắn nào đó như nồi, chảo…
Cách xử lý tương tự như lỗi EF là bếp có thể hoạt động bình thường.
12. Khi bật bếp từ có tiếng “o o”
Trường hợp bếp từ phát ra tiếng “o o” khi bật bếp thường là do đáy của dụng cụ nấu không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho bếp từ như: chất liệu không đúng, mỏng...
Cách để ngắt ngay lập tức những tiếng kêu "o, o" khó chịu của bếp từ là bạn nên đổi chiếc nồi mà mình đang dùng sang một chiếc nồi khác có chất liệu tốt hơn hoặc giảm mức công suất xuống thấp.
Đến đây chắc hẳn bạn đã hoàn toàn có thể tự mình giải quyết các lỗi bếp từ một cách đơn giản phải không? Không phải bếp từ cứ báo lỗi là phải gọi thợ, chỉ vì nó là một chiếc bếp quá thông minh nên mọi thông báo của nó đều nhằm đảm bảo cho việc nấu nướng của bạn an toàn hơn mà thôi nên cứ bình tĩnh giải quyết nhé. Nếu có bất cứ khó khăn gì khi sử dụng bếp từ đừng quên Ngọc Eu luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24, hãy liên hệ ngay hotline của chúng tôi.