Bếp từ có tốn điện không? Cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
Hiện nay đa số các bà nội trợ đều có xu hướng muốn chuyển sang dùng bếp từ thay vì các loại bếp gas, bếp hồng ngoại bởi nó an toàn và vô cùng tiện ích. Thế nhưng lại có nhiều lời đồn rằng “dùng bếp từ tốn điện lắm” làm chị em phải đắn đo suy nghĩ. Vậy sự thật bếp từ có tốn điện không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết này và tham khảo những mẹo cực hay giúp sử dụng bếp từ vô cùng tiết kiệm điện nhé!
1. Nguyên lý hoạt động và hiệu suất của bếp từ
Để tìm ra sự thật về bếp từ có tốn điện hay không, trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của bếp từ.
Khác với bếp gas và bếp hồng ngoại, bếp từ được cấu tạo theo nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucault. Khi bếp hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường trong khoảng cách vài milimet trên bề mặt của bếp. Từ trường ấy tác dụng với dụng cụ nấu trên bếp (có đáy nhiễm từ) sinh ra dòng điện Foucault và nóng lên nấu chín thực phẩm. Theo nguyên lý hoạt động này, bếp từ chỉ làm nóng vị trí cần thiết, còn xung quanh vị trí nấu vẫn mát lạnh, giảm thiểu tối đa năng lượng tiêu thụ và thời gian đun nấu.
Theo ước tính từ các chuyên viên, hiệu suất của bếp gas là 55%, bếp điện khoảng 65% nhưng bếp lên đến 90% vì năng lượng được truyền trực tiếp vào nồi mà không bị tiêu hao.Như vậy, nếu bạn chuyển từ bếp gas sang bếp từ thì sẽ tiết kiệm được khoảng 40% nhiên liệu.
2. Tính điện năng tiêu hao mỗi tháng của bếp từ
Chỉ nguyên lý hoạt động vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn câu trả lời rằng bếp từ có tốn điện không. Hãy cùng nhau làm một vài phép tính ước lượng số tiền điện mà bạn phải trả mỗi tháng cho sử dụng bếp từ nhé.
Mỗi dòng bếp từ khác nhau có công suất tiêu thụ điện khác nhau, phần lớn các gia đình hiện nay sử dụng bếp từ 2 vùng nấu có tổng công suất khoảng 4000W, bạn có thể tham khảo thông tin ghi trên bếp để biết công suất chính xác của loại bếp mình mua.
Công thức tính điện năng tiêu thụ của bếp từ trong một tháng là:
Lượng điện tiêu thụ 1 tháng (KW/h) = Thời gian dùng bếp mỗi ngày(h) x Công suất tiêu thụ(Kw) x số ngày dùng trong tháng.
Ví dụ minh họa:
Giả sử bếp từ nhà bạn là bếp đôi 2 vùng nấu với tổng công suất là 4000W = 4kW, mỗi ngày bạn nấu 2 bữa ăn chính trên bếp với tổng thời gian là 30 phút = 0,5h (sử dụng cả 2 vùng nấu cùng lúc ) và bạn nấu ăn ở nhà trong 30 ngày.
Như vậy lượng điện tiêu thụ trong 1 tháng của bạn là:
0,5x4x30= 60kWh tương đương 60 số điện
Sau đó bạn nhân với giá điện Nhà nước ở thời điểm hiện tại là sẽ ra số tiền bạn phải trả cho việc sử dụng bếp từ. Quá bất ngờ phải không? Bếp từ có tốn điện không?
Sử dụng bếp từ không tốn điện, tốn tiền như người ta vẫn đồn thổi, thậm chí nếu biết cách sử dụng thì nó còn tiết kiệm điện hơn rất nhiều lần so với các loại bếp khác. Hãy tham khảo các cách sử dụng bếp từ giúp tiết kiệm điện ở phần tiếp theo.
3. Cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện
Dưới đây là một số mẹo giúp thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ khi sử dụng bếp từ mà bạn có thể áp dụng như:
3.1 Chọn đúng chất liệu nồi
Nhiều chị em nội trợ không sử dụng nồi có đáy nhiễm từ chuyên dụng cho bếp từ mà vẫn sử dụng nồi thông thường nhưng qua một chiếc đĩa từ. Việc sử dụng đĩa từ sẽ làm cho nhiệt không được truyền trực tiếp vào dụng cụ nấu mà phải qua bên thứ 3, điều này có thể gây tốn điện hơn so với việc sử dụng nồi dành riêng cho bếp từ.
3.2 Để đúng vị trí khi nấu
Đặt nồi không đúng vị trí vòng từ được vẽ trên bếp có thể vẫn giúp bạn nấu nướng bình thường nhưng lại làm tiêu hao một lượng nhiệt đáng kể bởi nhiệt lượng không thể tập trung vào đúng vị trí cần thiết. Do đó, hãy đặt nồi ở đúng vị trí bếp quy định sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng khi sử dụng.
3.3 Không nấu ăn ở nhiệt độ cao quá lâu
Nhiệt độ càng cao, thức ăn chín càng nhanh nhưng đồng nghĩa với việc lượng điện năng tiêu thụ càng lớn. Đặc biệt, các bếp không có công nghệ inverter nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đột ngột sẽ làm bếp tự động bật/tắt gây tốn điện. Người dùng nên sử dụng mức nhiệt vừa đủ để nấu nướng, chỉ sử dụng nhiệt độ cao khi món ăn cần nhiệt độ cao trong thời gian ngắn khoảng vài phút.
3.4 Sử dụng các dòng bếp từ có công nghệ Inverter
Công nghệ Inverter là công nghệ biến tần cho phép biến đổi cường độ dòng điện, hiệu điện thế và tần số theo đúng mục đích sử dụng của người dùng. Từ đó giúp bếp từ điều chỉnh mức công suất phù hợp, tránh làm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm điện năng cho người sử dụng. Người dùng có thể tham khảo các dòng bếp từ có công nghệ này như Bosch, Chefs, Teka…
3.5 Sử dụng đúng chức năng khi nấu
Không phải ngẫu nhiên mà nhà sản xuất lập trình các chức năng riêng cho người dùng lựa chọn khi nấu, mục đích của họ là nhằm giúp người dùng tối ưu hóa điện năng và hiệu quả khi nấu. Nhiều bà nội trợ có thói quen chỉ dùng 1 chức năng để nấu nướng mọi món ăn, điều này sẽ vô tình làm bạn phải trả nhiều tiền điện hơn mỗi tháng.
3.6 Tắt bếp trước vài phút
Dù đã tắt bếp nhưng bếp từ vẫn giữ được nhiệt năng, hơi nóng vẫn còn trong khoảng ngắn nên một mẹo nhỏ cho bạn để tiết kiệm điện năng là hãy tắt bếp từ trước khi thức ăn chín trong khoảng vài phút. Như vậy vừa giúp bạn nấu chín thức ăn bình thường, vừa tiết kiệm điện.
3.7 Vệ sinh bếp thường xuyên
Những vết dầu mỡ khi nấu nướng bị bắn ra bếp, thức ăn đun sôi quá bị tràn ra bếp, bụi bẩn trong không khí bám vào… tất cả nên được “tống cổ” ra khỏi mặt bếp bởi nếu để lâu ngày sẽ làm cho bếp giảm khả năng gia nhiệt, gây tốn điện năng trong quá trình sử dụng.
Hy vọng với những phân tích về bếp từ có tốn điện không và cách tiết kiệm điện khi sử dụng bếp từ được nêu trên có thể giúp chị em bớt đâu đầu và tự tin mua ngay cho căn bếp nhà mình một chiếc bếp từ mà không cần đắn đo.