Bếp từ có kén nồi không? Cách nhận biết nồi sử dụng được cho bếp từ
Bếp từ đã và đang trở thành người bạn tốt thay thế cho các dòng bếp gas, bếp điện đồng hành với các chị em nội trợ trong công việc bếp núc. Sở dĩ bếp từ được ưu ái đến vậy bởi những ưu điểm vượt trội hơn như an toàn, nhiều tính năng, đẹp mắt. Nhưng bếp từ có kén nồi không? lại là một bài toán làm nhiều người phải trăn trở. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm lời giải cho bài toán ấy.
1. Có phải bếp từ dùng được hết tất cả các loại nồi như một số nơi vẫn tư vấn cho bạn?
Khi chuyển từ bếp gas (hoặc bếp hồng ngoại) sang bếp từ, bạn có những chiếc nồi của bếp cũ rất đẹp, rất mới, thậm chí có thể rất đắt tiền hoặc nó gắn với những giá trị về mặt tinh thần mà không muốn thay thế. Mặt khác, những chiếc nồi dành cho bếp từ có giá khá cao, việc thay một chiếc bếp đã tốn một khoản rồi, giờ lại thay hết một loạt nồi chảo khiến bạn cảm giác “đau ví” . Do đó, bạn có hỏi người bán hàng về vấn đề bếp từ có kén nồi không? Nghe tưởng chừng như vô lý nhưng chúng tôi biết nhiều bạn đã gặp phải tình trạng nhân viên ở một số cửa hàng tư vấn cho bạn rằng “bếp từ này dùng nồi nào cũng được”.
Ở câu trả lời của những nhân viên ấy có 2 vấn đề:
Thứ nhất
các loại nồi như nhôm, nồi đất, nồi thuỷ tinh đặt trực tiếp trên bếp từ mà nấu được là điều không thể xảy ra vì chúng là những vật liệu cách điện, không thể nấu được. Có thể nhân viên ấy không thực sự hiểu rõ về bếp từ nên tư vấn sai cho bạn hoặc có thể họ hiểu được tâm lý của bạn nên cố tình tư vấn không đúng để bán được hàng.
Thứ hai
các loại nồi dùng cho bếp gas kể trên vẫn dùng được cho bếp từ nhưng phải sử dụng qua một vật dụng trung gian là tấm chuyển nhiệt. Điều này thì đúng bởi bếp sẽ làm nóng tấm chuyển nhiệt sau đó đến nồi và làm chín thức ăn, giúp bạn vẫn có thể sử dụng bộ nồi cũ.
Tuy nhiên phương pháp này vẫn được các chuyên viên kỹ thuật nhiều năm kinh nghiệm nhắc nhở chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng chứ không nên lạm dụng.
Việc sử dụng tấm chuyển nhiệt sẽ có rất nhiều nhược điểm như:
- Ảnh hưởng đến tuổi thọ của bếp: tấm chuyển nhiệt đặt trên mặt bếp rất có thể làm xước mặt bếp, vừa mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến độ bền của bếp.
- Tốn nhiều năng lượng: Do nhiệt lượng sinh ra không tác dụng trực tiếp lên dụng cụ nấu mà phải qua một bên trung gian rồi mới đến nên sẽ tốn nhiều điện hơn. Ngoài ra, khi nấu nướng xong tắt bếp nhiệt vẫn còn ở tấm chuyển đổi dẫn đến dư thừa nhiệt năng rất nhiều.
- Kéo dài thời gian đun nấu hơn nồi chuyên dụng bởi nhiệt phải truyền qua tấm chuyển nhiệt xong mới đến nồi và làm chín thức ăn
Có thể gây bỏng nếu người dùng bất cẩn: đĩa từ sau khi nấu xong sẽ không thể mát luôn như mặt kính bếp từ được mà sẽ lưu nhiệt, do vậy người dùng phải rất cẩn thận.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “bếp từ có kén nồi không?”
2. Tại sao bếp từ kén nồi?
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý của cảm ứng điện từ. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn sẽ sinh ra từ trường cách mặt bếp khoảng vài milimet. Tuy nhiên, mâm từ của bếp từ hoạt động theo nguyên lý công nghệ Induction zoneless - dòng điện Fuco chỉ xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa mâm từ và vật liệu nhiễm từ. Như vậy chúng ta chỉ sử dụng được năng lượng bếp từ khi xoong nồi có đáy nhiễm từ và được đặt đúng vị trí trên bếp.
Lúc này dụng cụ đun nấu có đáy nhiễm từ sẽ được làm nóng ngay lập tức và nấu chín thức ăn.
Từ nguyên lý hoạt động của bếp từ được nếu ra ở trên, có thể thấy lý do bếp từ kén nồi vì:
Nồi chảo, dụng cụ nấu nướng phải có đáy nhiễm từ thì mới có thể nhận năng lượng để nóng lên, nấu chín thức ăn
Các dụng cụ nấu nướng dành cho bếp gas vừa không có đáy nhiễm từ, đáy lại có phần lõm hoặc cong, có phần đường kính đáy nhỏ hơn 10cm sẽ không nhận được nhiệt từ bếp từ cung cấp.
Nồi không phù hợp không chỉ khiến bếp không phát huy được hết chức năng mà còn có thể gây chập, cháy nổ.
3. Cách nhận biết các loại nồi dùng cho bếp từ
Những loại nồi chảo có đáy phẳng và nhiễm từ, kích thước đường kính đáy trên 10cm đều có thể sử dụng tốt cho bếp từ. Để sử dụng bếp từ bạn có thể mua các bộ dụng cụ nấu bếp làm từ sắt, thép, gang hoặc inox nhiễm từ là được.
Cách đơn giản nhất khi đi mua một bộ nồi là hãy hỏi nhân viên cửa hàng tư vấn cho bạn xem loại nồi nào dùng được cho bếp từ. hoặc nếu bạn không tin tưởng nhân viên vì câu trả lời cho câu hỏi “bếp từ có kén nồi không” được nếu trên thì có thể kiểm tra xem nồi có dùng được cho bếp từ hay không bằng các cách sau:
- Quan sát thông số kỹ thuật được ghi dưới đáy nồi: Những nồi dùng được cho bếp từ sẽ có biểu tượng lò xo ở đáy nồi hay trên tem của sản phẩm hoặc có dòng chữ Induction.
- Sử dụng nam châm để kiểm tra: nếu đáy nồi hút được nam châm thì đồng nghĩa với việc đáy nhiễm từ và có thể sử dụng được cho bếp từ và ngược lại.
- Quan sát bằng mắt thường: cách này sử dụng khi bạn đã biết đáy có nhiễm từ hay không. Lúc này hãy quan sát và ước lượng xem đáy nồi có phẳng không? kích thước đáy nồi tầm bao nhiêu. Nếu đáy phẳng và kích thước trên 10cm thì bạn có thể yên tâm mua về sử dụng rồi
4. Top 4 nồi dùng cho bếp từ tốt nhất hiện nay
Mặc dù bếp từ khá kén nồi nhưng lại có được những tính năng ưu Việt khác làm điểm cộng nên càng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Do đó mà thị trường nồi dùng cho bếp từ hiện nay cũng khá phong phú và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và giá thành. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau:
4.1 Bộ nồi của hãng Fissler:
Là một trong những thương hiệu nổi tiếng đến từ Đức. Bộ nồi được làm bằng chất liệu thép không gỉ 18/10, thân nồi hoàn thiện bằng satin. Hấp thụ, phân phối và lưu trữ nhiệt cực tốt nhờ đế siêu nhiệt được bao bọc.
4.2 Bộ nồi Silit:
cũng đến từ Đức với chất liệu thép không gỉ tiêu chuẩn Châu u 18/10 vô cùng an toàn cho sức khỏe. Đáy nồi Silitherm® – độc quyền giúp người dùng có thể đun nấu nhanh và tiết kiệm năng lượng, nhiệt được phân bố đều trên khắp bề mặt đáy và thành nồi, giữ nhiệt lâu.
4.3 Nồi gang Le creuset:
Những chiếc nồi bằng chất liệu gang tráng men cao cấp đến từ thương hiệu này luôn có thiết kế màu sắc và ngoại hình bắt mắt. Khả năng giữ nhiệt và dẫn nhiệt đỉnh cao.
4.4 Bộ nồi WZilling:
Sản phẩm được làm bằng thép không gỉ rất nhẹ. Đặc điểm nổi bật của chất liệu này là không phản ứng với thức ăn có tính axit nên rất an toàn cho sức khoẻ cả gia đình bạn.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn trả lời câu hỏi bếp từ có kén nồi không và tìm ra được những chiếc nồi phù hợp với bếp nhà mình. Chúc bạn thành công!